Trong tự nhiên Ăn_thịt_đồng_loại

Ăn thịt đồng loại là hiện tượng phổ biến và là một phần trong chu kỳ sống. Nhện đỏ-đen cái, nhện đen quả phụ, một số loài bọ ngựabọ cạp ăn con đực trong lúc giao phối (mặc dù tần số xảy ra bị nói một cách phóng đại quá mức). Đối với các sinh vật khác, ăn thịt đồng loại ít liên quan đến giới tính hơn liên quan kích cỡ. Hiện tượng thường thấy trong thiên nhiên như bạch tuộc lớn săn các con nhỏ hơn, và tương tự với nhiều loài cóc, , kỳ nhông, cá sấu. Khi không gian sống và thức ăn suy giảm thì nòng nọc ếch nhái cóc cũng chuyển sang ăn thịt những con yếu hơn.

Ăn thịt đồng loại có thể cực kỳ phát triển trong trường hợp bị giam cầm hay không chịu nổi tình trạng thiếu thức ăn. Đặc biệt, lợn nái nuôi có thể ăn thịt con mới sinh, mặc dù hành động đó chưa được quan sát thấy đối với lợn sống tự nhiên. Một trường hợp khác dẫn tới ăn thịt đồng loại là khi bị giam hãm, nhiều loài sống theo lãnh thổ rộng trong tự nhiên có thể có hành động ăn thịt đồng loại. Ví dụ, nhện đen hiếm khi ăn thịt đồng loại trong tự nhiên nhưng chúng làm điều đó rất phổ biến khi bị giam cầm. Người ta đã biết rằng thỏ, chuộtchuột đồng sẽ ăn thịt con non nếu tổ của nó bị thú săn mồi tấn công đe dọa nhiều lần.

Con cái trưởng thành ở một số loài giết và đôi khi ăn thịt con non cùng loài nó nếu con non đó không có mối quan hệ huyết thống gần gũi - nhất là loài tinh tinh. Người ta tin rằng đó là cách để giảm phân chia thức ăn trong bầy và nhu cầu thức ăn sẽ đủ cho con cái của con vật ăn thịt đồng loại. Trong suốt thời gian NATO ném bom Liên bang Nam Tư vào năm 1999, một số lượng lớn động vật trong vườn thú Belgrade, trong đó có hổsói, bị thương và chúng ăn con mình. Prince, một con hổ Bengal, trong chiến tranh Ấn Độ thậm chí còn tự ăn thịt chính mình - tự gặm chân mà người trong vườn thú nói rằng đó là "sự phản đối" việc ném bom.

Ở loài ong

Các nhà khoa học cho rằng, loài ong ăn thịt lẫn nhau là vì mục đích đảm bảo sự ổn định trong một tổ ong.[2] Với loài ong mật, ong bắp càykiến, ong chúa vẫn đẻ trứng kể cả khi trứng không được thụ tinh, những quả trứng này sẽ nở ra thành con đực. Điều này làm cho số lượng ong đực sẽ nhiều quá mức cần thiết. Và như vậy, vì ong đực không làm việc mà chỉ đi thụ tinh, sẽ có nhiều kẻ "ăn không ngồi rồi", hơn nữa số lượng ong đực nhiều sẽ có thể tăng số lượng ong thợ thông qua quá trình thụ tinh. Hơn nữa, vì ong chúa thường giao phối với nhiều ong đực khác nhau, nên hệ gene của đàn ong sẽ đa dạng đáng kể. Điều này không tốt đối với loài ong, bởi mỗi loài có một đặc điểm riêng, nếu xuất hiện một con ong lạ mặt thì nó có thể làm mất đồng nhất trong quá trình phân công lao động trong đàn ong.